TỔNG HỢP CÁC VỊ THUỐC CHỮA HO, HEN
Bệnh ho và hen là một bệnh lý đường hô hấp người Việt rất hay mắc phải, gây khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe thậm trí ảnh hưởng tới tính mạng. Từ xa xưa, YHCT sử dụng các loại cây cỏ tự nhiên để điều trị và đúc kết thành những vị thuốc bài thuốc đặc trị bệnh này:
1. Cây cà độc dược
- Phần sử dụng: Hoa và lá phơi sấy khô.
- Tính vị: Vị cay, tính ôn, có độc, quy kinh Phế.
- Công năng: Khử phong thấp, chữa hen xuyễn.
- Chủ trị: Chữa ho, hen, chống co bóp trong bệnh loét dạ dày, say sóng hoặc nôn ọe khi đi máy tàu, máy bay, dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức.
- Đơn thuốc: Chữa ho hen (Hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô thái nhỏ 1 phần, kalinatri 1 phần, cuộn thành điếu thuốc lá. Ngày hút 1 - 1,5g vào lúc có cơn hen.
2. Hạt củ cải (La bặc tử).

- Phần sử dụng: hạt phơi hoặc sấy khô của cây củ cải.
- Tính vị: Vị cay, ngọt, tính bình quy kinh Tỳ và Phế.
- Công dụng: hạ khí, định suyễn, tiêu tích hóa đờm.
- Chủ trị: Ho, hen suyễn, ngực bụng đầy trướng, khí trệ sinh đau, hạ lỵ hậu thũng.
- Bài thuốc: "Tam tử dưỡng thân thang" chữa người già ho lâu không khỏi (La bặc tử sao vàng 10g, tô tử sao vàng 10g, bạch giới tử 3g sao. Tất cả tán nhỏ cho vào túi vải, thêm 500ml nước sắc lấy 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày).
3. Vị thuốc mạch môn đông.
- Phần sử dụng: Dễ củ phơi hoặc sấy khô.
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy 3 kinh Tâm - Phế - Vị.
- Công dụng: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hóa đờm, chỉ ho.
- Chủ trị: Hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch.
- Bài thuốc: Chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày (Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, nước 600ml. Sắc lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày).
4. Vị thuốc hạt núc nác
- Phần sử dụng: Hạt của quả núc nác phơi khô.
- Tính vị: Vị đắng, tính mát quy kinh Phế - Vị.
- Công dụng: Thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, chỉ khái, chỉ thống.
- Chủ trị: Ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.
- Bài thuốc: Hạt núc nác phơi khô, ngày uống 2 - 3g dạng thuốc sắc để chữa ho. Sấy khô tán nhỏ chữa bệnh đau dạ dày.
5. Cánh kiến trắng (Vị thuốc an tức hương).

- Phần sử dụng: Nhựa của cây an tức hương.
- Tính vị: Vị cay, đắng, tính bình, Quy 2 kinh Tâm - Tỳ.
- Công dụng: Hành khí huyết, trừ tà khí, khai khướu, an thân.
- Chủ trị: Người già ho và khó thở, viêm phế quản kinh niên, xổ nước đường hô hấp.
- Bài thuốc: Chữa ho, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn. Nhựa cánh kiến trắng mài với mật ong hoặc pha thành siro rồi luyện thành viên uống. Hoặc đốt nhựa cánh kiến để xông khói vào mũi giúp long đờm, dễ thở, tỉnh người.
6. Mướp đắng (Vị thuốc khổ qua).
- Phần sử dụng: Quả của cây mướp đắng.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn, không độc, quy kinh Tỳ - Vị - Tâm - Can.
- Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát.
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường, đau mắt đỏ, ho, viêm họng.
- Bài thuốc: Chữa ho, Mướp đắng 1 - 2 quả nấu với đước để uống làm 1 - 2 lần trong ngày.
7. Vị thuốc tử uyển (dã ngưu bàng).
- Phần sử dụng: Rễ, lá, thân phơi hoặc sấy khô của cây tử uyển.
- Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc quy kinh Phế.
- Công năng: Ôn phế, hóa đờm, hạ khí, chỉ ho, thông điều thủy đạo.
- Chủ trị: Ho, khí suyễn, ho ra máu mủ, viêm khí quản cấp hoặc mãn tính, tiểu tiện đỏ. (Âm hư, phổi ráo, có thực nhiệt không dùng được)
- Bài thuốc:
- Chữa trẻ con không ra tiếng (Tử uyển và hạnh nhân 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, tạo viên với mật ong bằng hạt ngô, ngày uống 3 - 4 viên, chia làm nhiều lần uống).
- Chữa ho gà (Nguồn gốc Cao Bằng, đã được Xí nghiệp Dược phẩm I sản xuất): Bách bộ 0,05g, lá tía tô 0,025g, trần bì 0,05g, tử uyển 0,025g, cát cánh 0,025g, cồn cà độc dược 0,015g tất cả trộn đều làm thành viên, dưới 1 tuổi ngày uống 1 viên chia làm 2 lần uống, Từ 1 đến 13 tuổi mỗi lần 1 viên, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Người lớn 13 - 20 viên chia làm 2, 3 lần uống.
- Đơn thuốc chữa viêm khí quản mãn tính, ho lâu ngày: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, bối mẫu 10g, cam thảo 3g, cát cánh 7g, hạnh nhân 10g, nước 600ml sắc lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
8. Vị thuốc cát cánh.

- Phần sử dụng: Phần rễ phơi khô của cây cát cánh.
- Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi ôn quy kinh Phế.
- Công năng: Tuyên phế khí, tán phong hàn, tấn ho, trừ đờm.
- Chủ trị: Ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu mủ. (Không dùng cho người bị ho do âm hư).
- Đơn thuốc: Cát cánh cam thảo thang chữa ho tiêu đờm (Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml sắc lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
9. Vị thuốc bách hợp.
- Phần sử dụng: Dò của cây bách hợp phơi hoặc sấy khô (nhiều lá kết lại như vẩy cá).
- Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn quy kinh Tâm - Phế.
- Công năng: Nhuận phế, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Chủ trị: Ho lao thổ huyết, hư phiền hồi hộp, tim đập mạnh, phù, thũng. (Không dùng cho người bị trúng hàn).
- Đơn thuốc:
- Chữa đau ngực thổ huyết: Bách hợp giã tươi lấy nước uống.
- Chữa viêm phế quản, các chứng ho: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, nước 1000ml sắc lấy 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
10. Vị thuốc viến chí (Tiểu thảo, nam viễn chí).
- Phần sử dụng: Phần rễ củ của cây tiểu thảo lá nhỏ phơi khô.
- Tính vị: Vị đắng, tín ôn Quy kinh Tâm - Thận.
- Công năng: An thần, ích trí, tán uất hóa đờm, tiêu ung thũng.
- Chủ trị: Ung thư sưng thũng (Người thực hỏa không dùng được).
- Bài thuốc: Viễn chí 4g, cam thảo 6g, nước 600ml sắc lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Trị ho tiêu đờm.
Trên đây là những vị thuốc kèm theo bài thuốc chủ trị các bệnh ho, hen suyễn, do đặc thù bệnh rất dai dẳng khó trị nên hầu như các vị thuốc này đều ít nhiều có độc do vậy cần tuân thủ sử dụng đúng liều lượng hoặc tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Các vị thuốc bài thuốc trị ho hen suyễn sẽ được chúng tôi cập nhật thêm trong thời gian tới.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Thảo Mộc Xanh.