Từ điển thảo dược - cây thuốc quý SỐ 1 Việt Nam
Cây sâm là một loại thảo mộc cung cấp vị thuốc (Phần củ - Radix) bổ đứng hàng đầu trong các vị thuốc bổ: sâm, nhung, quế, phụ. Được rất nhiều người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời trong YHCT.
(Hình ảnh cây, quả sâm Triều Tiên)
Do đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thông tin về vị thuốc này, rồi cũng có rất nhiều loại được quảng bá, rao bán. Rồi căn cứ vào địa phương vùng miền mà gọi tên như: Sâm bố chính là loại trồng ở Bố Trạch, đảng sâm vì trồng ở Thượng Đảng, hoặc căn cứ vào màu sắc mà gọi là "huyền sâm" sâm có màu đen, "đan sâm" vì sâm có màu đỏ ...
Để tránh loạn thông tin dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng chúng tôi cung cấp cho độc giả thông tin đầy đủ nhất đúng nhất về sâm và cây sâm.
Thân: Là một loại thảo mộc sống lâu năm, cao khoảng 0.6m.
Rễ: mẫm, phát triển thành củ (đây chính là vị thuốc) có hình dáng giống người.
Lá: Mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới chỉ có 1 tuổi thì có 1 lá với 3 lá chét, cây 2 năm tuổi cũng chỉ có 1 lá với 5 lá chét, cây 3 năm tuổi có 2 lá kép, cây 4 năm tuổi có 3 lá kép, cây 5 năm tuổi trở lên có 4 - 5 lá kép tất cả đều có 5 lá chét (hy hữu có 6 lá chét). Lá chét có hình trứng, mép lá có răng cưa sâu.
Hoa: Từ năm thứ 3 trở đi cây mới cho hoa, kết quả. Mùa ra hoa là mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm.
Quả: quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ trong chứa 2 hạt. Hạt cây 3 tuổi chưa tốt, người ta thường bấm bỏ đi đợi cây 4 - 5 năm tuổi mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
Cây mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc, vùng Viễn Đông của Liên Xô cũ, còn được trồng ở Nhật Bản, Mỹ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là sâm Triều Tiên và Trung Quốc.
Riêng 2 tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm miền Đông bắc Trung Quốc sản lượng hằng năm lên tới 750.000kg. Tại Khai Thành - Triều Tiên là nơi trồng nhiều viên sâm nhất với bề dày trên 200 năm kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, sau nhiều lần được các chuyên gia Liên Xô và Triều Tiên hỗ trợ nhưng vẫn không gieo trồng thành công, có lẽ do khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam không hợp.
(Củ sâm có dạng hình người)
Sau 6 năm kể từ khi gieo hạt, đào lấy củ vào trung tuần tháng 9 và thượng tuần tháng 10. Tránh làm đứt gãy, không phơi gió phơi nắng để giữ độ ẩm trong sâm. Sau đó phân loại để chế hồng sâm và bạch sâm.
Trên thị trường có rất nhiều loại viên sâm do chế biến khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu cách chế biến 2 loại hồng sâm và bạch sâm của Triều Tiên:
Hồng sâm:
Chọn những củ sâm to nhất, nặng ít nhất 37g, rửa sạch để nguyên cả rễ kể cả rễ nhỏ sẽ được củ sâm màu trắng ngà. Cho vào nồi hấp ở áp lực hơi nước cao 2 atmotphe từ 1h20' đến 1h30'. Nhiệt độ hấp 80 đến 90 độ C. Sau đó sấy khô ở nhiệt độ 60 - 70 độ C trong 6 đến 7 giờ hoặc ở 50 đến 60 độ C trong 8 đến 10 giờ.
(Sản phẩm hồng sâm hàn quốc)
Sau khi sấy khô, dùng tay dứt các rễ con để riêng gọi là tu sâm, củ sâm còn lại giống như hình người ( Nếu không giống thì tạo hình cho giống). Phơi ra nắng 7 đến 15 ngày là được. Sau đó chia hồng sâm thành 2 cấp: Cấp Trời màu đẹp, dáng đều, hình người còn lại là cấp Đất. Sau đó đóng gói.
Bạch sâm:
Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm sẽ được dùng làm bạch sâm, loại sâm này khô và trắng.
(Hình ảnh bạch sâm thành phẩm)
Trước hết cắt bỏ phần dễ con, dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng, sau đó phơi nắng cho héo lại, đem vào sửa thành hình người rồi lại phơi nắng cho khô hẳn. Tổng thời gian phơi từ 7 đến 15 ngày, sau đóng gói, thông thường hồng sâm đóng gói bằng hòm gỗ còn bạch sâm đóng gói bằng hòm giấy.
Sâm đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của các nhà khoa học. Sau đây là kết quả nghiên cứu thành phần:
- Sâm thái mỏng, cho vào miệng ngậm, nhấm từng ít một, nuốt nước và cả phần bã.
- Thái mỏng, cho vào ấm hay chén sứ, thêm 1 ít nước đậy nắp đun cách thủy, uống nước. Quay vòng như vậy cho đến khi không còn mùi vị sâm.
- Sử dụng làm thực phẩm: gà hầm, chim hầm, chân giò hầm ... là những món ăn dân gian rất bổ dưỡng hoặc ngâm rượu, ngâm mật ong để uống.
Trong YHCT, viên sâm được sử dụng rất nhiều trong các đơn thuốc bổ khí. Sau đây là 2 bài thuốc đơn giản và công dụng cao:
1. Độc sâm thang: Chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược (Sâm 40g, Nước 400ml) sắc lấy 200ml cho uống ít một không kể thời gian. Uống xong cần nằm yên.
2. Sâm phụ thang: Chữa những trường hợp mạch suy kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh (Sâm 40g, chế phụ tử 20g, sinh khương 3 lát, táo đen 3 quả, nước 3 bát) sắc lấy 1 bát chia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Sâm là vị thuốc rất bổ, nhưng cây sâm lại rất khó tính đòi hỏi điều kiện sinh trưởng cũng như kỹ thuật trồng rất tỷ mỉ và kinh nghiệm.
- Khi sử dụng cần chú ý tham khảo ý kiến người có chuyên môn, tránh quan điểm không bổ cái này thì bổ cái khác.
- Cần hiểu rõ và phân biệt nhân sâm và các loại sâm khác tránh nhầm lẫn và rối loạn thông tin dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Thảo Mộc Xanh.
Thảo Mộc Xanh được xây dựng với mong muốn chia sẻ thông tin về các loại cây cỏ, cho đến các cây thuốc, vị thuốc quý, sản phẩm làm đẹp, sản phẩm thực dưỡng từ nguyên liệu tự nhiên. Nâng tầm hiểu biết và trân trọng giá trị các loài cỏ cây hướng đến sống xanh gần gũi với thiên nhiên!
Đơn vị uy tín hàng đầu khu vực trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thu hái tự nhiên. Trải nghiệm cuộc sống xanh hòa mình cùng thiên nhiên khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ chính hãng của chúng tôi!
Mã số Doanh nghiệp: 01080xxx do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp 11/2017
Add: Số 39 Ngõ 186, Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội.
Copyright © thaomocxanh.com.vn All rights reserved.
Sử dụng nội dung và dịch vụ tại thaomocxanh.com.vn có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuật sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.